BW Industrial đón đầu làn sóng chuyển dịch sản xuất và bùng nổ thương mại điện tử
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.Shark Liên: ‘Hãy luôn hạnh phúc vì phụ nữ xứng đáng’
Ngày 27.2, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP.HCM (gọi tắt Ban chỉ đạo) tổ chức phiên họp thứ 9 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo.Tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất đánh giá năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị TP.HCM đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thành quả, dấu hiệu tích cực.Trong đó, các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, tập trung đấu tranh làm rõ nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng.Đồng thời, chủ động, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thực hiện tốt công tác xét xử nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng chưa có tiền lệ như vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm ở nhiều địa phương, tạo sự đồng thuận, đồng tình cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.Từ sau phiên họp thứ 8 (ngày 15.10.2024) đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của TP.HCM được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực.Thường trực Ban chỉ đạo duy trì nghiêm các cuộc họp định kỳ và đột xuất, cho ý kiến xử lý nhiều vấn đề quan trọng giữa hai phiên họp; tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp dư luận quan tâm; phối hợp Bộ Tư pháp nghiên cứu tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong thi hành án các vụ án lớn, phức tạp…Ban chỉ đạo tiếp tục theo dõi 9 vụ án, 13 vụ việc và tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp dư luận quan tâm.Các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhất là trong việc thu hồi tài sản đối với các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Trương Mỹ Lan, vụ án đăng kiểm.Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Ban chỉ đạo thống nhất đánh giá năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ, đồng thời tổ chức đại hội đảng các cấp.Ban chỉ đạo yêu cầu bám sát nghị quyết của Thành ủy TP.HCM về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác dân vận năm 2025 để triển khai nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là tăng cường đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với công tác cán bộ, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số."Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tiêu cực, lợi dụng sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là trong bố trí, sắp xếp cán bộ, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, quản lý sử dụng trụ sở, tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc", Ban chỉ đạo lưu ý.Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng yêu cầu đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, dự án điển hình về thất thoát, lãng phí để răn đe, cảnh tỉnh, cảnh báo. Song song đó là thanh tra chuyên đề về phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước quản lý.Một nhiệm vụ khác được Ban chỉ đạo lưu ý là đôn đốc thực hiện quyết liệt hơn các chỉ thị về công tác giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ việc, vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.Rà soát, có lộ trình xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác giám định, định giá tài sản và thu hồi tài sản tham nhũng liên quan các vụ án, nhất là vụ án Vạn Thịnh Phát.Ban chỉ đạo yêu cầu tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC và các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm.Tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo đối với 4 vụ án do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật. Tại TP.HCM, Tập đoàn Thuận An tham gia các gói thầu thuộc 3 dự án lớn gồm: Vành đai 3, nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.Hồi tháng 1.2025, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM cho biết đã xem xét, thi hành kỷ luật khiển trách đối với Đảng ủy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (gọi tắt là Ban Giao thông) nhiệm kỳ 2020 - 2025.Đồng thời, kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Đảng ủy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (gọi tắt là Ban Hạ tầng) nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ngoài ra, một số lãnh đạo thuộc 2 ban quản lý trên cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Riêng ông Lê Thanh Tùng, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Điều hành dự án 4 thuộc Ban Hạ tầng bị khai trừ ra khỏi đảng.
Thương hiệu kinh dị 'Lưỡi cưa' có phần 11
Trong tương lai, Tuấn An dự kiến sẽ tiếp tục cải tiến những chiếc xe buýt mini bằng chất liệu bền vững, đẹp hơn và nhiều chức năng hơn.
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
Nỗ lực bài trừ hành vi dán trái phép tờ rơi quảng cáo
Ngày 13.3, đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đã báo cáo lên Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng để thông báo đến các cửa khẩu tìm kiếm tàu nước ngoài liên quan vụ va chạm với tàu cá Phú Yên tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa vào ngày 9.3.Theo báo cáo, lúc 14 giờ ngày 9.3, Đồn biên phòng Hòa Hiệp Nam (Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên) nhận được tin báo về việc tàu cá PY 95157 TS (dài 18,8 m, công suất 730 CV) gặp nạn trên biển. Tàu cá này do ông Huỳnh Tấn Phong (41 tuổi, ở khu phố Phú Lạc, P.Hòa Hiệp Nam, TX.Đông Hòa, Phú Yên) làm thuyền trưởng, xuất bến vào ngày 20.2, trên tàu có 8 người lao động.Khoảng 13 giờ 15 ngày 9.3, khi tàu cá PY 95157 TS đang hoạt động cách bờ biển tỉnh Khánh Hòa hơn 200 hải lý thì bị tàu chở dầu nước ngoài hành trình đi Ả Rập Xê Út (đi hướng nam - bắc) va chạm.Sau khi gây tai nạn, tàu chở dầu không dừng lại mà tiếp tục hành trình. Vụ va chạm khiến tàu cá bị hỏng máy, vỡ lái, vỡ cabin... Đến khoảng 15 giờ ngày 9.3, 8 ngư dân trên tàu cá bị nạn được tàu cá PY 95221 TS của ông Võ Chí Cư (42 tuổi) cứu vớt an toàn."Tàu cá PY 95157 TS đang thả neo dù, chờ các tàu cá khác đến lai dắt. Vẫn chưa có thống kê về con số thiệt hại nhưng hiện tàu cá này bị hư hỏng khá nặng", đại tá Hương cho biết.